Đặc trưng của các ngôi tháp Champa Tháp_Chăm

Một chi tiết kiến trúc của Tháp Mắm (khoảng cuối TK. 12, đầu TK. 13). Hiện vật của Bảo tàng Guimet, Pháp.
  • Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
  • chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
  • Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
  • Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
  • Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.
  • Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng YoniLinga được làm bằng sa thạch.
  • Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống. Địa lí tự nhiên ở đây có cấu hình như một bộ sinh thực khí với ngọn núi Răng Mèo là hình ảnh của một dương vật thiêng (Lin-ga), bồn địa Mĩ Sơn là hình ảnh của một âm vật thiêng (Yony)